quản lý môi trường ao nuôi tôm

3 Tiêu Chí Quản lý môi trường ao nuôi tôm


Tôm thẻ chân trắng hiện đang là vật nuôi làm giàu cho rất nhiều bà con nông dân. Nhưng để thành công trong vụ nuôi thì quản lý môi trường ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng nhất. Vậy chúng ta cần quản lý những gì để luôn tạo môi trường lý tưởng cho con tôm phát triển? Cùng tìm hiểu nhé!

Tảo trong quản lý môi trường ao nuôi tôm

Tảo được phân làm 2 loại tảo tốt và tảo xấu:
Tảo tốt cung cấp oxy cho tôm, làm sạch chất hưu cơ dư thừa trong thức ăn và phân tôm, làm nước không bị quá trong, cân bằng hệ sinh thái, hạn chế khuẩn phát triển và tạo thức ăn tự nhiên cho tôm. Tảo xấu phát triển nhiều sẽ làm thiếu oxy cho tôm gây nhớt nước bọt nước và tạo ra nhiều chất độc gây hại cho tôm.


Tảo tốt được bổ sung bằng nhiều cách, cách phổ biến nhất là ủ vi sinh với mật đường và cám có thể thay cám bằng thức ăn số 0. Nếu tôm lớn nước đục cũng làm tảo chết nên tôm càng lớn càng phải bổ sung thêm tảo.
Tảo xấu phát triển do thức ăn dư thừa và phân tôm nhiều.
Cần hạn chế tảo xấu bằng cách hút xi phong và đánh nhiều vi sinh để tạo tảo tốt ức chế tảo xấu.

Quản lý kiềm và khoáng chất

Kiềm và khoáng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của tôm. Khi tôm lột nếu môi trường thiếu khoáng và kiềm tôm sẽ không cứng võ được và chết. Các khoáng chất cần thiết cho tôm là Ca, Mg, K, Na…

Tên KhoángKhoáng CaKhoáng MgKhoáng NaKhoáng K
Tỷ Lệ 13,3281
Tỷ Lệ Khoáng Chất Phù Hợp

Độ kiềm thích hợp là từ 120 đến 150. Bà con có thể đo được hàm lượng qua các hóa chất có bán tại đại thức ăn tôm. Nếu kiềm thấp thì bà con bổ sung vôi và khoáng theo các thành phần khoáng chất bị thiếu, VD: nếu Kiềm thấp mà khoáng thiếu Ca thì bà con có thể sử dụng CaCO3 hoặc CaO, còn nếu thiếu Mg thì bà con dùng vôi đô để tăng kiềm. Hàm lượng khoáng chất trong nước cũng ảnh nhiều đến sự phát triển của tảo tốt nên bà con cần lưu ý.

Quản Lý Kiềm và PH trong ao nuôi tôm
Quản lý môi trường ao nuôi tôm

PH cũng rất quan trọng trong quản lý môi trường ao nuôi tôm

PH cao sẽ làm tôm khó lột ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, PH dao động lơn hơn 0,5 1 sáng chiều tôm sẽ bị sốc bỏ ăn. PH lý tưởng là từ 7,8 đến 8,3. Nếu PH thấp bà con cần nâng PH bằng cách dùng vôi CaCo3 Hoặc vôi CaO liều dùng là 10kg/1000m2. Nếu PH cao bà con cần hạ PH bằng cách dánh mật đường với liều dùng 3kg/1000m2, bà con có thể ủ mật đường với men vi sinh giúp tăng sinh khối men nhằm giảm chi phí vụ nuôi.

Ngoài ra khi tảo quá dày hoặc quá ít sẽ làm PH dao động nhiều. Bà con cần lưu ý lúc mới thả tôm giống nên để PH ở mức thấp từ 7,8 đến 8,0 để tôm dể thích nghi và phát triển, vì đa số các trại tôm giống đều cho tôm sinh sản ở mức PH này.
PH, tảo và kiềm có ảnh hưởng qua lại với nhau nên bà con cần quản lý tốt để có vụ mùa thành công.


Tin Tức Mới Nhất


0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback
3 năm trước

[…] thẻ chân trắng bà con cần đánh men vi sinh, khoán, diệt khuẩn định kỳ để môi trường nước ổn định tôm phát triển tốt. Đánh vôi khi trời mưa để tôm không bị xóc. Đánh hạ […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x